Giới tính:

Lá số tứ trụ và bình giải chi tiết

Lá Số Tứ trụ lấy thông tin Can Chi năm, tháng, ngày, giờ sinh của người cần xem sắp xếp thành 4 trụ gồm, (trụ năm, trụ tháng, trụ ngày và trụ giờ) mỗi trụ gồm 1 Can và 1 Chi tạo thành nên được gọi là Tự trụ, hoặc Bát tự.

Lá Số Tứ Trụ chủ yếu lấy Âm Dương làm nguyên lý và Ngũ hành sinh khắc chế hoá làm phép tắc, lấy thời gian sinh làm căn cứ, nghiên cứu quy luật biến hoá vận mệnh của con người. Phương pháp xem Lá Số Tứ Trụ khởi nguồn từ thời Đường-Tống, thể hiện lí luận đạo đức quan thời đó. Trong Tứ trụ sử dụng quan hệ của Ngũ hành là dúng "Thập thần" để biểu chưng.

Nguồn gốc của tứ trụ

Thông thường cho rằng, Lý Hư Trung sống tại thời Đường là ông tổ của bộ môn Tứ trụ. Nhưng sự phát triển toàn diện của Tứ trụ lại vào thời nhà Tống. Nhà mệnh lý nổi tiếng nhất thời Tống là Từ Tử Bình, ông đã đưa Tứ trụ tiến lên một bước phát triển và hoàn thiện hơn, trở thành phương pháp đoán mệnh hoàn thiện. Người đời sau lấy tên ông đặt cho phương pháp xem này nên Tứ trụ còn được gọi là "Tử bình".

Lá Số Tứ Trụ vừa ra đời đã trở nên thịnh hành, Từ Tử Thăng cũng là người Tống, căn cứ vào mệnh lý nghiên cứu của Tử Bình biên tập ra sách "Uyên hải tử bình" sơ bộ xây dựng hệ thống lý luận của Tứ trụ. Đây cũng là mệnh thư quy phạm sớm nhất của bộ môn Tứ trụ.

1. Chính Quan

Chính Quan là biểu thị của quý khí, ý nói là sự cao quý tôn nghiêm. Cụ thể là thể hiện đẳng cấp, địa vị, danh vọng, danh chức, năng lực tổ chức quản lý lãnh đạo.

2. Thiên Quan

Thiên Quan nếu trong Tứ trụ có Thực thần thì gọi Thiên Quan là Thất Sát. Nếu không có Thực thì vẫn gọi là Thiên Quan.

Thiên Quan là biểu hiện của trí tuệ, mưu lược, quyền uy, tạo phản (ý nói là đổi mới, không chấp nhận hiện trạng).

Ngoài ra Thiên Quan còn có ý là thích mạo hiểm, dễ kích động, phấn đấu kiên cường, trực giác cực nhạy, dám quyết đoán, hành vi dũng mãnh, không sợ khó khăn gian khổ. Dám đối mặt với những thách thức, rất hào hiệp, nghĩa hiệp, thanh cao, sẵn sàng xả thân bênh vực kẻ yếu chống kẻ mạnh. Nhưng đôi khi cũng sẵn sàng xuất những chiêu ác hiểm, độc đoán, độc hành, thiếu suy xét kỹ trước khi hành động. Nên khi húc đầu vào vách núi, sứt đầu mẻ trán hối không kịp.

Tuy nhiên trong những lúc hiểm nguy vẫn có thể bứt phá tạo ra những cú đột phá ngoạn mục, lập nên những kỳ tích đáng nể. Đó là trường hợp có Thực Thương để chế hóa Thiên Quan.

Người có Thiên Quan thường biểu hiện tốt đẹp nhất vào "thời loạn” hoặc thời thế đang có nhiều biến động xáo trộn, nhưng phải là Tôi vượng mới phát huy được mặt tích cực của nó. Còn nếu Tôi quá yếu thì lại trở nên nhu nhược, nhút nhát, bó tay trước thời cuộc.

3. Chính Ấn

Chính Ấn là sao về trí tuệ, học vấn, thông minh, tài trí.

Về tính cách Chính Ấn biểu thị sự thanh cao tao nhã, hoà nhập không hoà tan, tính miễn dịch với cái xấu rất cao, tư duy phong phú, giàu tính sáng tạo, trọng lễ nghĩa.

Về sức khoẻ thì khoẻ mạnh, ít bệnh tật, nếu có bệnh nhẹ thì tự khỏi, nặng thì gặp được thầy được thuốc. Về tai hoạ thì gặp dữ hoá lành, nguy nan được giải cứu, phùng hung hoá cát. Chính Ấn là sao chỉ sự phúc thọ song toàn.

Nếu Chính Ấn và Quan cùng trụ thì phúc lộc vinh sương.

Nếu Tài và Ấn cùng trụ thì những đặc tính ưu điểm của Chính Ấn bị giảm đi nhiều, vì Tài khắc Ấn nhưng nếu ở trụ xa cách thì không có sự tương khắc.

Nếu Chính Ấn là Hỉ Dụng thần không bị Tài khắc thì là người thông minh tài trí, thanh cao, tao nhã, từ bi lương thiện, coi trọng cuộc sống tinh thần, ham học, coi trọng tình người, linh cảm tốt, gặp dữ hoá lành như có thần hộ mệnh, luôn gặp dữ hoá lành.

4. Thiên Ấn

Thiên Ấn không những biểu thị thông minh tài trí, học vấn mà còn là tài hoa cao hơn Chính Ấn một bậc đặc biệt về khả năng tiếp thu và lý giải vấn đề rất sâu sắc đôi khi tư tưởng đi trước thời đại. Là người luôn suy nghĩ độc lập sáng tạo với ý chí phấn đấu kiên cường không biết mệt mỏi.

Về tính cách là người hướng nội ưa trầm ngâm suy nghĩ có cao vọng thậm chí là ảo tưởng hão huyền dễ rơi vào trạng thái suy tư cô liêu, thành bại vô thường. Nếu được điều chỉnh tốt là người rất tài hoa, là những nhà sáng chế phát minh, nhà toán học, học giả, nhà nghiên cứu, kiện tướng chơi cờ, nhà tâm lí, nhà thuyết giáo, nhà triết gia nổi tiếng kể cả triết gia thần bí

Nếu Thiên Ấn gần kề Quan, Sát mà được sinh thì những ưu điểm trên càng biểu hiện rõ.

Nếu Thiên Ấn và Chính Tài hoặc Thiên Tài đồng trụ hoặc cận kề nhau tạo thành sự tương khắc nhất là Thiên Tài khắc Thiên Tài, Chính Tài khắc Chính Ấn thì ưu điểm trên bị trừ điểm.

Nếu có Thương Quan làm hao tổn Thiên Ấn vì Ấn khắc Thương hoặc bị hình xung thì cũng hạn chế sự bộc lộ những tính cách của Thiên Ấn.

5. Tỷ Kiếp

Tỷ Kiếp ý thức độc lập tự chủ rất cao, rất tự trọng, kiên cường bất khuất, tự biết lượng sức mình, quyết đoán đúng lúc, xem ra có vẻ độc đoán độc hành.

Tính cách sáng minh bạch, bền bỉ kiên trì, đã làm là làm đến cùng, đến hoàn thiện.

Nếu Tỉ quá nhiều: bảo thủ cố chấp, không biết nhịn nhường, khó hòa đồng, thích tranh luận, dám đối đầu với cấp trên nhưng lại rất quan tâm cấp dưới.

Tỉ và Ấn Kiêu đồng trụ hoặc cận kề thì những đặc điểm trên càng nổi rõ vì Ấn Kiêu sinh Tỉ. Tỉ Kiên và Thất Sát đồng trụ hoặc cận kề thì những ưu điểm trên bị chiết giảm vì Thất Sát khắc Tỉ, còn Chính Quan khắc Kiếp.

Tỉ Kiên nếu ở trụ thích hợp sẽ là người lãnh đạo có triển vọng. Tuy nhiên không được quá nhiều vì Tứ trụ Tỉ Kiên quá nhiều thì tính cách quá cương cường có vẻ bảo thủ cố chấp, mục hạ vô nhân, coi thường người khác, thích tranh cãi đấu đá, lục thân khiếm hòa. Bất luận nam nữ nếu Tứ trụ Tỉ Kiên quá nhiều đều phải trễ hôn mới ổn.

Ti Kiên nếu có sao Tài hoặc Quan Sát cận kề trụ ngày sẽ thành đạt, phú quý.

6. Kiếp Tài

Kiếp tài bên ngoài tỏ ra thuận theo nhưng bên trong vẫn giữ ý kiến của riêng mình, đó là một tính cách tự mâu thuẫn khó lý gi đôi khi khắt khe với mình nhưng lại xởi lởi với người khác Kiếp Tài biểu hiện sự ghen ghét đố kỵ rất mạnh, không chịu thua cuộc trong cuộc cạnh tranh, dã tâm lớn, ý chíphấn đấu vươn lên rất mạnh.

Có những biểu hiện phô trương hình thức, kiểu thùng rỗng kêu to, nhưng lại độc đoán chuyên quyền, thích động chân động tay dùng vũ lực, thích đấu đá cạnh tranh bằng vũ lực, kiểu con nhà võ.

Kiếp quá nhiều: cuộc đời nhọc nhằn long đong, hay gặp chuyện thị phi, lại có tâm lý cầu may, thích "nổ", thích bốc đồng, thích rượu chè cờ bạc, cá cược, thường có chuyện tham một miếng bỏ một mâm.

Nếu Kiếp và Kiêu đồng trụ hoặc cận kề tương sinh thì những đặc tính trên càng bộc lộ rõ. Kiếp và Quan đồng trụ hoặc cận kề thì xấu.

7. Thực Thần

Thực thần biểu thị một dạng tài hoa tế nhị, kín đáo, thầm kín nhưng tính cách lại cởi mở, thích cuộc sống ổn định. Thường là cuộc sống đủ đầy, tài lộc phong hậu.

Người thuộc Thực thần cách thường là người thông minh linh lợi, nhạy bén, linh tính rất tốt, khoan dung độ lượng, thấu lý đạt tình, đa phúc đa thọ, đôn hậu thiện tâm, trọng nhân nghĩa, quý đạo đức, lạc quan, cầu tiến, nhân duyên tốt, yêu thích văn học nghệ thuật, phong lưu kiểu quân tử. Là người nhân đức thiên bẩm, sắc bén mà không hại người.

Nếu có Tỉ Kiên đồng trụ hoặc cận kề sinh Thực thần thì những đức tính trên tăng lên gấp bội. Nhưng nếu có Thiên Ấn đồng trụ hoặc cận kề thì bị chiết giảm nhiều, mọi sự đều bị trở ngại, kỳ đà cản mũi do vì Thiên Ấn (Kiêu) đoạt thực.

8. Thương Quan

Thương quan biểu thị tài hoa bộc lộ ra ngoài, tinh anh phát tiết ra ngoài, đa tài nghệ, thông minh tài trí, bác học đa năng, thanh tú diễm lệ, lạc quan hoạt bát, tiếp thu nhanh nhạy, nghe là hiểu, thấy là biết, giàu tính sáng tạo, sức sống dồi dào, ý chí đam mê cao, đam mê cháy bỏng, nhưng cũng rất thích tâng bốc phỉnh nịnh. Tuy nhiên sự hiểu biết rộng mà không sâu, độc đoán chuyên quyền. Nói năng dễ xúc phạm người khác. Coi thường luật lệ, kỷ cương phép nước, dễ có hành vi phạm pháp.

Nếu Thương quá vượng dễ gặp tai họa bất ngờ. Nếu Tứ trụ có Tỉ Kiếp sinh trợ Thương lại càng xấu thêm. Nếu có Tài để làm yếu Thương hoặc Chính Ấn để khắc Thương thì tai họa được giảm nhẹ hoặc hóa giải.

Tôi vượng mà có Thương thì nên có Tài hoặc dùng Tài là Dụng thần. Tôi yếu mà có Thương thì nên có Ấn hoặc dùng Ấn là Dụng thần.

9. Chính Tài

Chính tài chính trực vô tư, chịu khó chịu khổ, quý trọng đồng tiền, căn cơ tằn tiện rất trọng chữ tín nhưng lại khẳng khái hào phóng có tài kiếm tiền bẩm sinh, cần mẫn khắc khổ.

Nếu có Thực cận kề để sinh Tài thì phúc lộc ngày càng nhiều.

Thân vượng mới đảm nhiệm được Tài dễ trở nên giàu có.

Nếu có Kiếp đồng trụ với Tài hoặc cận kề Tài thì tinh hoa chiết giảm hay bị tiền tài hao tán. Nếu Chính Tài quá nhiều thì hạn chế tiêu xài cho chính mình nhưng sẵn sàng mở hầu bao với người khác giới.

Người thuộc cách Chính Tài thường không thích mạo hiểm không thích đầu tư kinh doanh những ngành nghề mạo hiểm, hợp với những ngành hàng ít rủi ro như cửa hàng tạp hóa, siêu thị, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, môi giới, dịch vụ thường là những ngành nghề ít phải đầu tư về tài chính và ít rủi ro trong làm ăn.

10. Thiên Tài

Thiên tài khảng khái, hào phóng, điêu luyện, linh hoạt, nhạy bén sắc sảo, danh lợi đạm bạc, thẳng thắn trung thực, nghĩa hiệp thanh cao, sẵn lòng giúp người. Phóng túng phong lưu, cực kỳ tốt duyên, nhất là đối với nữ giới. Rất tài ba trong giao tiếp xã giao, có tài nắm bắt thời cơ, sức sống mãnh liệt, không sợ hiểm nguy, tích cực tiến công.

Nếu đồng trụ với Thực – Thương, những đặc tính trên sẽ được tăng thêm. Thân vượng: có thể tạo dựng cơ nghiệp lớn, trở thành đại phú. Nếu có Tỉ Kiên hoặc Kiếp Tài đồng trụ, hoặc cận kề khắc chế Thiên Tài thì những đặc tính trên chiết giảm rất nhiều.

Thiên Tài là tài trôi nổi ngoài đời mà nắm bắt được trong một dịp may nào đó nên Thiên Tài cũng dễ bị mất đi, người đời thường gọi là Tài tán tụ thất thường, đến dễ dàng, đi cũng dễ dàng.